Hệ thống quản lý, theo dõi các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã
Hệ thống nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu để quản lý, theo dõi các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã nhằm góp phần trong công tác bảo tồn các loài ĐVHD, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, ngăn chặn tình trạng mua bán, tiêu thụ động vật rừng trái pháp luật trên địa bàn tỉnh; phòng chống dịch bệnh; tạo điều kiện và góp phần phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên.
Hệ thống đã xây dựng được một bản đồ số hóa phân bố các cơ sở nuôi ĐVHD hoàn chỉnh cho công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã giúp bảo tồn những nguồn gen quý hiếm, cân bằng sinh thái, đảm bảo môi trường sống trong lành cho con người. Nhận thức được thực trạng bảo vệ động vật hoang dã ở nước ta hiện nay, Công ty TNHH công nghệ Hiday đã nghiên cứu, thiết lập cho ra đời Hệ thống quản lý, theo dõi các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã.
Hiện tại số cơ sở gây nuôi ĐVHD tính đến hết tháng 6 năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 1.100 cơ sở trong đó có 01 cơ sở nuôi đã được cơ quan quản lý Cites cấp giấy phép; số loài ĐVHD gây nuôi là 69 loài (nhóm IB 06 loài; số loài thuộc nhóm IIB là 14 loài; 17 loài ĐVHD thông thường và 32 loài ĐVHD có nguồn gốc nhập khẩu); số cá thể là 336.586 cá thể. Các cơ sở phân bố không tập trung mà rải rác tại các huyện, TP Long Khánh, TP Biên Hòa. Tuy nhiên phần lớn các trại, cơ sở nuôi ĐVHD vẫn mang tính tự phát, nhỏ, lẻ. Vì vậy, dẫn đến tình trạng người dân không tự chủ hay xác định được vật nuôi nào phù hợp với môi trường sống và thực tế địa phương cũng như định hướng phát triển lâu dài. Các nhà quản lý, chính quyền địa phương cũng chưa có cơ sở để đưa ra định hướng phát triển cho các cơ sở nuôi ĐVHD này.
Ngoài ra, động vật hoang dã còn là được đánh giá là những loài khỏe mạnh, ít bị bệnh hơn đối với các loài vật nuôi. Tuy nhiên theo nhiều tài liệu nghiên cứu của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) cho thấy khoảng 75% các loại bệnh có khả năng tác động đến con người có nguồn gốc từ động vật, trong số này, 72% có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã. Bên cạnh đó, người trực tiếp nuôi ĐVHD ở Đồng Nai đa số chưa được trang bị bảo hộ lao động, do đó nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh từ ĐVHD sang người và ngược lại rất cao. Ngoài ra một số loài ĐVHD trong điều kiện nuôi nhốt có thể có sự khác biệt về độ tuổi thành thục, sinh sản so với ngoài tự nhiên, nhưng chưa có nhiều tài liệu tài liệu nêu rõ đặc điểm về sinh học trong điều kiện gây nuôi ĐVHD, các văn bản pháp luật hướng dẫn chưa đầy đủ nên dẫn đến việc quản lý của lực lượng Kiểm lâm còn bị động, thiếu căn cứ.
Do đó, việc thiết lập cơ sở dữ liệu để quản lý, theo dõi các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo xu thế phát triển chung hiện nay là rất cần thiết.
Phần mềm quản lý động vật hoang dã giúp các cán bộ quản lý nhập liệu, quản lý hiệu quả các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã từ